Không gian sống

Có nên làm trần thạch cao? Các mẫu trần thạch cao đẹp

Trong xây dựng nhà ở dân sinh và công trình công nghiệp, thạch cao là loại vật liệu được ứng dụng phổ biến. Nhờ có tính thẩm mỹ cao và có nhiều tính năng (chống nồm ẩm, chống cháy lan, cách âm, …) thạch cao đã và đang len lỏi khắp từ ngôi nhà phố đến nông thôn, từ cơ quan đến trung tâm thương mại. Cùng tham khảo ngay các loại trần thạch cao và các mẫu trần thạch cao đẹp qua bài viết dưới đây.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao còn được gọi là trần la phông thạch cao, có đặc điểm là làm từ nhiều tấm thạch cao được lắp ghép với hệ khung trần. Có kết cấu tổ hợp của nhiều lớp vật liệu bao gồm tấm thạch cao, khung xương thạch cao, sơn bả và các phụ kiện liên quan. Cụ thể:

  • Khung xương thạch cao: Thường được sử dụng để tạo ra hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ti treo.
  • Tấm thạch cao: Các tấm này được sử dụng để tạo mặt phẳng cho trần và chúng được gắn trực tiếp với hệ khung thông qua các vít chuyên dụng.
  • Lớp sơn bả: Lớp này tạo ra bề mặt nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần.

Trần thạch cao đang trở thành một xu hướng phổ biến trong thiết kế xây dựng và được nhiều gia chủ ưa chuộng. Nó được coi là giải pháp tối ưu thay thế cho các loại trần truyền thống như tấm trần nhựa, gạch, hoặc bê tông.

Các loại trần thạch cao?

Trần thạch cao thường được chia thành 2 loại chính là trần chìm và trần nổi. Trong đó, trần chìm gồm có trần phẳng và trần giật cấp. Tuỳ thuộc vào nhu cầu mà gia chủ chọn loại phù hợp.

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm được đánh giá có tính thẩm mỹ cao. Bạn có thể thiết kế, cắt gọt theo sở thích cá nhân, phong cách của ngôi nhà. Nếu bạn yêu thích sự đơn giản, tinh tế thì có thể chọn trần phẳng. Còn nếu bạn yêu thích hoa mỹ, hiện đại thì nên sử dụng trần giật cấp.

  • Trần phẳng: Nhìn bên ngoài, trần phẳng giống như trần đúc bê tông nhưng đẹp và mịn hơn. Trần phẳng dễ dàng kết hợp với kiên trúc, thiết kế nội thất, mang lại vẻ đẹp tinh tế đơn giản. Ngoài ra, trần phẳng được đánh giá là loại trần dễ thi công nhất trong các loại trần thạch cao.
  •  Trần giật cấp: Trần giật cấp có cấu tạo giật xuống từng bậc khác nhau, thông thường là từ một đến ba cấp. Trần giật cấp có cấu tạo phức tạp và đòi hỏi công đoạn thi công khó khăn hơn so với trần phẳng nhưng vẫn mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Bên cạnh đó, trần giật cấp cũng có thể kết hợp với nhiều loại đèn khác nhau, tạo nên nhiều phong cách trang trí đa dạng, từ hiện đại, đơn giản đến cổ điển, tân cổ điển.

Trần thạch cao thả

Trần thạch cao thả còn có tên gọi khác là trần thạch cao nổi, la phông. Bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng với trần chìm. Đặc điểm của trần thạch cao thả là thấy trên trần lộ một phần khung xương ra bên ngoài. Thường tấm thạch cao nổi khi lắp đặt có hình vuông.

Có nên làm trần thạch cao?

Ưu điểm của trần thạch cao

  •  Thạch cao có trọng lượng nhẹ: So với bê tông, gỗ thì trần thạch cao nhẹ hơn rất nhiều, giúp giảm áp lực lên các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình có móng nông như nhà cấp 4 có gác lửng hoặc nhà một gian.
  • Có độ bền cao: Trần thạch cao có bền không? Độ bền của trần thạch cao được khách hàng đánh giá cao. Quá trình thi công trần thạch cao trải qua qua nhiều bước với quy trình nghiêm ngặt. Chính vì vậy, hệ thống trần thạch cao sẽ trở nên vững chắc và độ bền của nó có thể lên tới 20 năm.
  • Mang lại giá trị thẩm mỹ cao: So với các loại vật liệu làm trần nhà khác, thạch cao có tính linh hoạt, có thể tạo hình theo nhiều mẫu thiết kế khác nhau. Nếu bạn lựa chọn một đội thợ thi công chuyên nghiệp có gu thẩm mỹ tốt, trần nhà của bạn có thể trở nên đẹp và hiện đại hơn.
  • Vận chuyển, thi công lắp đặt dễ dàng: Các tấm thạch cao có khả năng tùy chỉnh kích thước theo nhu cầu cụ thể. Điều này giúp việc vận chuyển trở nên thuận tiện và phù hợp với địa hình của các công trình
  • Không chứa chất độc hại, không phát sinh bụi: Trong quá trình xây dựng, nhiều thiết bị, vật liệu có thể tạo ra các loại khí độc hại, chẳng hạn như formaldehyde và amiant. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Để khắc phục tình trạng này, nhiều chủ nhà đã chọn sử dụng các vật liệu xây dựng lành mạnh cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Trong đó, việc sử dụng trần thạch cao được ưa chuộng vì nó không phát sinh các khí độc hại, không chứa amiant gây ung thư, được xem là một vật liệu xây dựng xanh, an toàn.
  • Mức giá hợp lý: Giá thi công làm trần thạch cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Diện tích thi công, loại tấm thạch cao, kích thước và số lượng tấm thạch cao,…Mỗi yếu tố thì giá cả sẽ có sự chênh lệch khác nhau nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.

Nhược điểm của trần thạch cao

  • Kị nước: Một trong những nhược điểm lớn của trần thạch cao là kị nước. Do đó, cần kiểm tra kỹ càng để đảm bảo rằng không có bất kỳ phần nước nào có thể xâm nhập vào trần thạch cao.
  • Trần co lại: Theo thời gian sử dụng thì trần nhà thạch cao có thể bắt đầu co lại, dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt và gây mất thẩm mỹ.
  • Rung khung xương: Những công trình có mái tôn, thì khi thi công trần thạch cao vấn đề hay gặp phải nhất chính là phần khung xương bị rung do tác động của thời tiết. Từ đó, trần nhà sẽ nhanh chóng xuất hiện các vết nứt.

Mẫu trần thạch cao đẹp, ấn tượng

Mẫu trần thạch cao hiện đại

Trần thạch cao hiện đại với những đường nét tối giản, không có họa tiết phức tạp. Trần chủ yếu được sơn với tone màu trắng nhằm tăng nét thanh lịch, hiện đại cho tổng thể không gian, giúp căn phòng trở nên sáng sủa, bắt mắt hơn.

Trần thạch cao phòng khách với thiết kế hiện đại
Trần thạch cao phòng khách với thiết kế hiện đại
Mẫu trần thạch cao phẳng đẹp cho không gian phòng ngủ
Mẫu trần thạch cao phẳng đẹp cho không gian phòng ngủ
Mẫu trần thạch cao đẹp đơn giản cho không gian phòng ăn 
Mẫu trần thạch cao đẹp đơn giản cho không gian phòng ăn
Trần thạch cao phong cách hiện đại với thiết kế đơn giản nhưng tinh tế
Trần thạch cao phong cách hiện đại với thiết kế đơn giản nhưng tinh tế
Thiết kế trần thạch cao đơn giản mà tinh tế
Thiết kế trần thạch cao đơn giản mà tinh tế

Mẫu trần thạch cao tân cổ điển

Hệ trần thạch cao tân cổ điển mặc dù không đòi hỏi sự tỉ mỉ, phức tạp như trần thạch cao cổ điển nhưng hệ trần này vẫn được kết hợp thi công phào chỉ hoặc phào chỉ dát vàng, cùng với các hoạ tiết uốn lượn mềm mại, tạo điểm nhấn đáng chú ý. Ngoài ra, phào chỉ với bố cục hài hoà mang đến vẻ đẹp thanh lịch và cân đối cho không gian.

Trần thạch cao phong cách tân cổ điển với những đường nét họa tiết vô cùng tinh tế
Trần thạch cao phong cách tân cổ điển với những đường nét họa tiết vô cùng tinh tế
Mẫu trần thạch cao phong cách tân cổ điển dành cho phòng bếp- ăn
Mẫu trần thạch cao phong cách tân cổ điển dành cho phòng bếp- ăn
Mẫu trần thạch cao dành cho phòng ngủ phong cách tân cổ điển
Mẫu trần thạch cao dành cho phòng ngủ phong cách tân cổ điển

Hy vọng, với những thông tin về trần thạch cao và một số mẫu trần thạch cao đẹp theo xu hướng mới nhất trên đây mà My House Luxury đã chia sẻ sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

VPGD: Căn số 16 TM3D-9- KĐT The Manor, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Showroom nội thất: Căn số 16 TM3D-9- KĐT The Manor, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988.994.655 – 0933.359.808

Email: noithatmyhouse.com@gmail.com

Website: thietkenoithatluxury.vn

MSDN: 0109103109